Giường bọc mút

Xương Rồng Phong Thủy Có Tác Dụng Gì? Trồng Ở Đâu?

tác dụng của cây xương rồng trong phong thủy
123

Tác dụng của cây xương rồng trong phong thủy

Bạn có thực sự biết đến ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng ? Nên đặt cây xương rồng ở đâu thì hợp phong thủy ? Xem ngay bài viết về xương rồng phong thủy dưới đây của Công ty CP Kiến Trúc Và Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội – A&More để có thêm những thông tin và kiến thức hữu ích nhất nhé!

1. Trồng cây xương rồng phong thủy có ý nghĩa gì?

Cây xương rồng là một trong những loại cây có sức sống mãnh liệt chịu được sự khô hạn của Sa Mạc. Không những chịu được hạn hán tốt mà còn có tuổi thọ lâu từ 30 năm cho đến 300 năm tùy vào những loại xương rồng khác nhau. Ngày nay xương rồng được cải tiến cho đẹp mắt hơn để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cho nên rất được mọi người săn đón.

Trồng cây xương rồng phong thủy có ý nghĩa gì?

Cây xương rồng phong thủy còn tượng trưng cho tình cảm của gia đình được bền lâu. Đối với những lứa đôi yêu nhau thì việc trồng cây xương rồng sẽ càng thắt chặt được tình cảm. Ngoài ra, cây xương rồng còn có ý nghĩa chống tà và những yếu tố xấu. Chính vì vậy khi trang trí cây xương rồng ở bên cạnh sẽ giúp xua đuổi những điều không tốt.

2. Nên đặt cây xương rồng ở đâu trong nhà tốt?

Nếu như bạn muốn đặt cây xương rồng phong thủy trong nhà thì nên cân nhắc đặt ở phòng tắm hay phòng vệ sinh. Những phòng này thường là nơi dễ bị những ám khí và ô uế tích tụ. Việc đặt cây xương rồng ở những vị trí này sẽ giúp xua đuổi những điều không hay. Thêm vào đó, khi đặt xương rồng cũng nên quan tâm đến hướng đặt. Hướng Tây Bắc là hướng nên đặt cây xương rồng trong phòng tắm để tiêu diệt những điều xấu.

Xem thêm: Cây Vàng Bạc – Cây Cảnh Hà Nội

Nên đặt cây xương rồng phong thủy ở đâu trong nhà tốt?

3. Trồng cây xương rồng trong nhà có sao không?

Cây xương rồng mặc dù có nhiều lợi ích nhưng khi mua về hay trồng cây xương rồng không nên đặt ở những vị trí như:

  • Phòng tân hôn: Những cây gai của cây xương rồng sẽ làm cho mối quan hệ vợ chồng xung đột và bất hòa với nhau, luôn đối chọi gay gắt.
  • Văn phòng: Tại văn phòng làm việc luôn cần đến sự tỉnh táo và sáng suốt thì khi đặt cây xương rồng tại nơi này sẽ làm cho nhân viên mất đi sự sáng suốt và thông minh trong công việc.
  • Phòng khách: Phòng khách là không gian giúp giải tỏa năng lượng tốt. Nhưng đặt cây xương rồng tại đây khiến cho không khí không được thoải mái và mất đi sự cân bằng vốn có của nó.

Trồng cây xương rồng trong nhà có sao không?

Mặc dù cây xương rồng khó có thể đặt ở nhiều nơi trong nhà nhưng không có nghĩa bạn không nên mua xương rồng. Bạn có thể đặt cây xương rồng tại trước nhà như người gác cửa, bảo vệ cho gia đình bạn. Với những cái gai sắc nhọn sẽ giúp đảm bảo độ an toàn và xua đuổi những vận khí xấu cho căn nhà của bạn đấy!

4. Lưu ý về tuổi mệnh khi trồng cây xương rồng

Cây xương rồng phong thủy có tác dụng xua đuổi tà khí rất tốt cho gia đình. Tuy nhiên, việc mua cây xương rồng cũng cần đảm bảo được sự tương hợp về cung mệnh. Đặc biệt với những người tuổi Thìn thì chọn mua cây xương rồng sẽ giúp gia tăng con đường tình duyên và thăng tiến trong sự nghiệp. Cho dù vậy thì vẫn có một số tuổi mệnh không thực sự hợp với việc trồng cây xương rồng. Bạn nên tìm hiểu nhiều và sâu hơn về điều này trước khi chọn mua và trồng xương rồng phong thủy bạn nhé!

Xem thêm: Tình duyên Mậu Thìn và Tân Mùi: Nam 1988 nữ 1991 có hợp nhau

Lưu ý về tuổi mệnh khi trồng cây xương rồng

5. Mẹo chăm sóc cây xương rồng hợp phong thủy nên biết

Cây xương rồng dù là một loài cây mọng nước và sống trong môi trường hạn hán kéo dài tốt và sinh trưởng mãnh liệt. Tuy nhiên, nếu như những ai đang buôn bán cũng như những ai mua cây xương rồng về trồng mà không biết những mẹo chăm sóc thì cây xương rồng sẽ khô héo thậm chí là chết. Bạn nên có chế độ tưới tiêu phù hợp cho cây để cây tránh bị úng nước. Đặt cây ở vị trí hướng sáng để cây có thể dễ dàng hô hấp và quang hợp nữa nhé!

Mẹo chăm sóc cây xương rồng nên biết

5.1. Yếu tố nước

Nước chính là điều kiện giúp cây quang hợp và duy trì được sức sống. Cây xương rồng mặc dù là cây mọng nước, sống trong điều kiện khô cằn được nhưng cũng cần có lượng nước được tưới thường xuyên. Đối với mùa hè thì tưới hai lần còn mùa đông còn một lần. Không nên tưới nước cho cây vào mùa mưa cũng như không nên tưới nước cho cây quá nhiều sẽ gây ra tình trạng dư lượng nước và thối rữa cây xương rồng.

Yếu tố nước cho cây xương rồng phát triển tốt

5.2. Yếu tố ánh sáng, nhiệt độ

Xem thêm: Giải mã ý nghĩa nốt ruồi phong thuỷ ở bàn tay – Vua Nệm

Cây xương rồng sinh sống được trong điều kiện khắc nghiệt tại Sa Mạc một phần vì ánh sáng tại đây luôn ở mức duy trì. Chính bởi vậy, bạn nên thường xuyên phơi nắng cho cây hoặc đặt cây ở vị trí hướng nắng. Điều này sẽ giúp cây phát triển và sinh trưởng được tốt hơn.

Yếu tố ánh sáng, nhiệt độ

5.3. Yếu tố độ ẩm

Nếu như trồng cây xương rồng mà không cân bằng độ ẩm tốt sẽ rất để khiến cây bị khô thiếu đi chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, không nên đặt cây xương rồng ở nơi có nhiệt độ quá ẩm mà nên đặt ở nơi có ánh sáng tốt giúp cây xương rồng phát triển thuận lợi. Nên dùng đất tơi xốp để cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt nhất. Ngoài ra, chậu cây xương rồng cũng rất quan trọng.

Yếu tố độ ẩm cần cho cây xương rồng

Chọn những chậu cây xương rồng có nơi thoát nước để việc trao đổi nước và tránh tình trạng dư thừa nước cho cây xương rồng. Không nên đặt xương rồng trong môi trường có nhiệt độ quá thấp hoặc nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho cây xương rồng mau chết.

Cây xương rồng có rất nhiều ý nghĩa phải không? Những thông tin được A & More cung cấp, mong rằng sẽ hữu ích với bạn đọc. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng cây xương rồng phong thủy. Nếu như cần thêm thông tin chi tiết xin hãy liên hệ Công ty CP Kiến Trúc Và Đầu Tư Xây Dựng Hà Nội – A&More theo thông tin dưới đây ngay nhé!

0 ( 0 bình chọn )

BESOFA – Chuyên thiết kế và thi công Sofa tại xưởng hàng đầu miền Bắc

https://besofa.vn/
BESOFA - Chuyên thiết kế và thi công Sofa tại xưởng hàng đầu miền Bắc