Giường bọc mút

Cây Ổ Rồng – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng, chăm sóc từ A-Z

cây ổ rồng phong thủy
169

Cây ổ rồng phong thủy

Cây ổ rồng sở hữu dáng đẹp, có sức lôi cuốn nhờ vào thân lá khác biệt. Mặc dù không có hoa cây ổ rồng vẫn khiến người nhìn mê đắm bởi sắc màu xanh tươi, luôn nổi bật trong vườn lan. Hầu hết mọi người mua cây để làm vật trang trí quán café, biệt thự, nhà hàng,… thêm đặc sắc. Mặc khác, cây ổ rồng phong thủy khá tốt, giúp gia chủ hút vượng khí, may mắn và bình yên.

Cây ổ rồng
Cây ổ rồng

Cây ổ rồng là gì?

Cây ổ rồng (Platycerium Grande) còn có tên khác nữa là lan tai tượng. Giống cây này thuộc chi loài dương xỉ, họ ráng, dạng sống phụ sinh. Chúng chủ yếu được ứng dụng để làm cảnh, mang ý nghĩa phong thủy.

Đặc biệt, cây còn có khả năng chữa trị tiêu phù, giúp xương liền và giảm tình trạng ngứa ngáy. Bởi vậy, dân gian sử dụng cây như một loại thuốc chữa ghẻ, mẩn ngứa, hạn chế tình trạng phù thũng và gãy xương.

Ngoài tên gọi khác là lan tai tượng, một số nơi còn gọi là quyết dẹt hay lan ổ rồng hoặc ổ phượng, lan bắp cải. Trong dược, cây gắn liền với tên gọi Herba Platycerii.

Có thể bạn quan tâm: Cây Thạch Nam là gì? Ý nghĩa, cách chăm sóc & nơi mua uy tín

Phân bố sinh thái cây ổ rồng

Ổ rồng thích hợp sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á và Nam Á. Một số nước cũng là nơi phát triển lý tưởng của ổ rồng là Lào, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia.

Ở Việt Nam, chúng ta có thể nhìn thấy loài cây này phổ biến ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam. Điển hình như các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Phước, Đồng Nai hay Tây Ninh.

Xem thêm: Cách tính lịch sinh con trai, con gái linh như thần – Nhà thuốc 365

Cây ổ Rồng có đặc tính sống bám ở những thây cây gỗ phân bố trong rừng. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng trong khoảng 24 đến 27 độ. Điều này lý giải vì sao cây không xuất hiện ở miền Bắc vì mùa đông lạnh và kéo dài. Vì thuộc loài dương xỉ phụ sinh nên phần lá có hình dạng tương tự Bổ cốt toái về sinh sản và chức năng dinh dưỡng. Ổ rồng chủ yếu được dùng làm cây cảnh. Tất cả bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Mọi người thu hái quanh năm. Toàn cây được dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô.

Ổ rồng hợp người mệnh hỏa và thủy
Ổ rồng hợp người mệnh hỏa và thủy

Ý nghĩa cây ổ rồng trong phong thủy

Mang hình dáng tựa như tổ chim vì lẽ đó cây mang ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt với mỗi gia đình. Chúng thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn của các thành viên trong gia đình. Bởi mỗi chiếc lá đại diện cho một người.

Khi chiếc lá vươn lên phát triển mạnh mẽ tức là cuộc sống, sự nghiệp của gia chủ thịnh vượng và sung túc. Vì vậy, cây ổ rồng phong thủy biểu tượng cho sự may mắn. Sự hiện diện của cây trong nhà khi để đúng vị trí hợp mệnh gia chủ sẽ mang lại tài lộc, bình yên.

Trong huyền thoại, cây được xem là biểu tượng của chim Phượng. Loài chim tái sinh bởi lửa. Điều này lý giải vì sao ổ rồng lại hợp mệnh hỏa và mệnh thủy. Do đó, người thuộc hai mệnh này luôn thành công trong tất cả các lĩnh vực: kinh doanh, học hành, thi cử. Về hôn nhân luôn hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, gia đình thuận hòa, an nhiên.

Có thể bạn quan tâm: Cây Bàng Singapore – Ý nghĩa, cách chăm sóc & Giá bán

Đặc điểm cây ổ rồng

Thuộc loại sống phụ sinh nên cây ổ rồng có đặc tính luôn sống bám trên các cành lớn, điển hình thân gỗ khác. Thân rễ, mọc bò, đặc biệt thân nhẵn nhụi không hề có lông hay vảy. Lá cây được phân làm 2 loại rõ ràng: Lá sinh sản và lá không sinh sản. Kích thước chiều rộng của lá tầm 40-90cm. Các lá khác thường có cuống nhưng ổ rồng thì không. Chúng mọc ốp vào nhau, rủ xuống đất trông rất đẹp khi treo trên cao.

Xét về lá sinh sản: Loại lá này có chứa bào tử. Phiến lá xẻ sâu có chiều rộng 2 đến 4 cm, dài 1 đến 2cm, thuộc lưỡng phân. Ổ túi bào tử nằm ở vị trí kẽ rẽ đôi phiến lá. Chúng thường có màu vàng nhạt và hình thận. Thông thường chúng luôn phát triển ở phía ngoài. Khi lá già, héo sẽ tự biến thành mùn để tiếp tục nuôi cây. Đây là điểm tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài ổ rồng.

So với loại lá không sinh sản thì chúng mảnh hơn, luôn mọc rủ xuống. Chiều dài của lá có thể vượt 2m. Lá rất dai, mặt lá nhẵn không lông nhưng đường gân tạo theo quãng dài ấn tượng.

Ổ rồng bám trên cây gỗ lớn
Ổ rồng bám trên cây gỗ lớn

Công dụng của cây Ổ rồng trong dược liệu

Xem thêm: Cách chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy cho nhà dân ở nông

Ổ rồng được sử dụng như một dược liệu mang lại rất nhiều hiệu quả. Điển hình trong thời kỳ kháng chiến, người dân tộc Ê Đê đã ứng dụng cây làm bài thuốc chữa gãy xương cho quân dân ở vùng. Các lá không sinh sản sẽ được rửa sạch, giã nát. Chúng sẽ được đắp trực tiếp vào vết thương hoặc kết hợp 1 số loại lá khác để chữa trị. Xương liền rất nhanh chóng.

Người Campuchia còn sử dụng lá ổ rồng để điều trị phù chân và tay. Người Malaysia thì sử dụng tro cây ổ rồng để chữa bệnh về lách bị sưng to.

  • Bài thuốc dược liệu ổ rồng

Ổ rồng được áp dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Thực tế đã có nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, các bài thuốc này được đưa vào đông y để trị bệnh.

Ổ rồng chữa bệnh ghẻ
Ổ rồng chữa bệnh ghẻ
  • Bài thuốc trị căn bệnh ghẻ và ngứa ngoài da

Trong bài thuốc này, chúng ta sử dụng chủ yếu lá của ổ rồng. Lá được mang đi rửa sạch, mang xay nát cùng 1 chút muối trắng. Hỗn hợp sẽ được đắp lên vùng da bị ghẻ và ngứa. Hoặc có thể sử dụng tro của lá ổ rồng thoa trực tiếp vào vùng da cần điều trị. Từ đó vết ngứa và lở loét sẽ mau liền và khỏi.

  • Bài thuốc điều trị phù thũng

Chân tay bị phù thũng có thể điều trị hiệu quả bằng cách sắc lá cây ổ rồng để điều trị. Lá tươi sắc dùng uống thay nước lọc trong ngày. Để bệnh nhanh thuyên giảm, bạn nên kết hợp việc đắp lá cây tươi ổ rồng đã được giã nát lên vùng tay và chân bị phù thũng.

  • Bài thuốc điều trị giúp xương được liền

Bài thuốc sẽ sử dụng toàn bộ phần thân, rễ và lá của ổ rồng. Các bộ phận trên được mang đi sơ chế sạch sẽ rồi giã nát. Hỗn hợp được đắp tại vùng xương bị gãy. Để xương cố định đúng vị trí, bạn sẽ sử dụng vải bó định hình lại. Trong quá trình đắp, người bệnh không nên di chuyển hoặc hạn chế tối đa việc vận động cho tới khi xương được liền hẳn.

  • Bài thuốc điều trị mẩn ngứa khắp người

Khi toàn thân bị ngứa, nước nấu lá ổ rồng dùng để tắm sẽ có thể đánh bay tình trạng này. Bạn chỉ cần lấy lá ổ rồng tươi, rửa sạch rồi nấu lấy nước tắm mỗi ngày. Khi nào nốt mẩn ngứa không còn nữa thì bạn dừng lại không cần tắm bằng nước lá ổ rồng nữa.

Thực tế có nhiều người bị nhầm lẫn ổ rồng với tổ phượng. Cùng là loài sống phụ sinh nhưng tổ phượng lại sinh trưởng và phát triển ở núi đá hoặc ở các thân gỗ đã mục nát.

Ổ rồng trồng bằng bào tử
Ổ rồng trồng bằng bào tử

Hướng dẫn trồng cây ổ rồng

Xem thêm: Hình nền điện thoại phong thủy mệnh thủy đẹp nhất

Ổ rồng là một trong các loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Vì vậy, hướng dẫn trồng cây ổ rồng luôn là chủ đề được quan tâm đặc biệt. Trong phong thủy, loài cây này sẽ mang đến may mắn, che chở cho tất cả thành viên gia đình khi bạn tự tay trồng cũng như chăm sóc. Vậy cách trồng loài cây này ra sao?

  • Tách bào tử cây chính là bước quan trọng vì loài cây này được nhân giống thông qua bào tử. Nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy rất nhiều bào tử ở mặt dưới của những chiếc lá ổ rồng già. Bạn chỉ cần lấy thanh que mỏng gạt nhẹ nhàng những bào tử này ra khỏi lá.
  • Bào tử ngay sau khi được tách cần được trồng xuống đất luôn. Tuy nhiên, bạn cần xử lý đất trước khi làm việc này. Bạn sẽ làm mịn đất và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho chúng.
  • Bào tử khi được đưa xuống đất, bạn sẽ tưới nước sao cho mặt đất ẩm.
  • Dùng nilon bọc lại chậu đất ươm, cần tránh trùm kín gây bí. Chậu ươm cần được để ở nơi thoáng và khô ráo.
  • Nên tưới nước mỗi ngày tầm 2 đến 3 lần.

Cách chăm cây ổ rồng

Cách chăm sóc cây ổ rồng không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp. Bạn chỉ cần tuân thủ các bước dưới đây sau 3 tháng bạn sẽ có một chậu cảnh ổ rồng tuyệt đẹp trang trí trong nhà rồi.

  • Vào buổi sáng và tối bạn sẽ tưới nước co cây sau khi ra mầm.
  • Cây phát triển được 1 tháng, bạn sẽ đưa chậu ra ngoài trời để hấp thụ ánh sáng tốt nhất.
  • Cách nhau 4-5 tháng bạn nên phun thuốc trừ sâu và bón phân, cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Cây chỉ cần có đầy đủ dinh dưỡng, nước và ánh sáng sẽ phát triển tốt trong vòng 2-3 tháng sau khi trồng.

Giá bán ổ rồng phụ thuộc nhiều yếu tố
Giá bán ổ rồng phụ thuộc nhiều yếu tố

Cây ổ rồng giá bao nhiêu?

Trên thị trường, giá cây ổ rồng khá đa dạng. Trung bình mỗi cây được rao bán dao động trên dưới 200.000 đồng. Mức giá bán chịu sự chi phối của một số yếu tố sau:

  • Kích thước cây: lớn, trung bình, nhỏ. Cây càng to giá càng cao.
  • Dáng cây: Cây có dáng càng đẹp giá bán sẽ càng cao.
  • Địa chỉ phân phối: Mỗi nơi bán sẽ đưa ra một mức giá bán không giống nhau. Để mua được giá tốt mà cây chất lượng, bạn cần tìm được địa chỉ uy tín. Vậy địa chỉ bạn có thể đặt niềm tin là ở đâu? Ngay phần bên dưới sẽ cho bạn câu trả lời chuẩn xác nhất.

Có thể bạn quan tâm: Cây Tường Vi – Ý nghĩa, Giá & Địa chỉ mua cây tường vi

Cây ổ rồng mua ở đâu?

Với những người đam mê cây cảnh để bàn , cây phong thủy thì ổ rồng sẽ không thể thiếu trong không gian sống. Hơn nữa, cây còn được xem là bài thuốc dược liệu có thể điều trị được nhiều căn bệnh. Vì vậy, ổ rồng được rất nhiều người tìm kiếm.

Hiện vuonmattroi.com được xem là địa chỉ lý tưởng dành cho hội yêu thích cây cảnh. Để được tư vấn chi tiết, quý khách có thể liên hệ đến hotline: 0975769368. Ngoài ổ rồng, Vườn Mặt Trời còn cung cấp rất nhiều cây cảnh phong thủy tốt.

Là một trong các cây mang phong thủy tốt, giúp gia chủ luôn gặp may mắn, tài lộc và sung túc, cây ổ rồng trở thành cây cảnh trang trí trong nhà được ưa chuộng. Với những ai mệnh hỏa và thủy, ổ rồng chính là lựa chọn phù hợp mệnh nhất.

0 ( 0 bình chọn )

BESOFA – Chuyên thiết kế và thi công Sofa tại xưởng hàng đầu miền Bắc

https://besofa.vn/
BESOFA - Chuyên thiết kế và thi công Sofa tại xưởng hàng đầu miền Bắc