Ghế ăn

ĐỪNG MUA GHẾ ĂN DẶM CHO BÉ NẾU MẸ CHƯA BIẾT NHỮNG

bé mấy tháng ngồi được ghế ăn
118
Nội dung bài viết

Bé mấy tháng ngồi được ghế ăn

Dù mẹ theo trường phái ăn dặm tự chỉ huy BLW hay trường phái ăn dăm kiểu nhật, hay đơn giản hơn là ăn dặm truyền thống thì ghế ăn dặm là một đồ dùng không thế thiếu trong quá trình chuẩn bị cho bé ăn dặm. Do đó nếu có dự định mua ghế ăn cho bé mẹ đừng bỏ lỡ những điều sau.

Nét đặc trưng của ghế ăn dặm

Khác với các loại ghế ngồi thông thường. Ghế dùng cho bé ăn dặm thường có những đặc điểm sau:

  • Sử dụng chất liệu an toàn, dễ vệ sinh.
  • Thiết kế của ghế phù hợp với chiều cao của trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Tùy dòng ghế có loại điều chỉnh độ cao, có loại cố định vào ghế ăn người lớn (booster chair).
  • Có khay ăn kèm theo ghế. Có thể cố định hoặc tách rời tùy dòng ghế.
  • Chân ghế vững chắc, chống trượt đảm bảo mọi cử động của bé không làm ghế bị đổ.
  • Các góc cạnh của ghế đều được thiết kế an toàn với trẻ nhỏ, hạn chế tổn thương khi trẻ va đập vào ghế.Từ những đặc điểm nêu trên thì rõ ràng việc sở hữu chiếc ghế ăn dặm sẽ giúp việc tập ăn cho bé trở nên tiện lợi hơn. Tuy nhiên nó có thật sự cần thiết bài viết sau đây sẽ cho mẹ biết rõ hơn về những lợi ích mà loại ghế này mang lại trước khi quyết định mua.

Mua ghế ăn dặm cho bé có thật sự cần thiết

Việc bỏ tiền ra mua vật dụng ăn dặm cho bé cũng khiến nhiều mẹ đau đầu. Vậy có nên mua ghế ăn cho bé không, mẹ hãy xem những lợi ích sau đây để đánh giá có nên mua ghế ăn dặm hay không nhé:

Khuyến khích trẻ tương tác với gia đình trong bữa ăn: với thiết kế điều chỉnh độ cao linh hoạt giúp cho nâng cao tầm nhìn của bé, giúp bé dễ quan sát mọi người xung quanh ăn uống và học theo. Nhờ vậy trẻ cảm thấy thích thú khi tham gia ăn như mọi người, giúp phát triển kỹ năng vận động cũng như kỹ năng xã hội.

Ngoài ra, việc sử dụng ghế ngồi ăn dặm sẽ giúp cho bé cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn các loại rau, củ quá từ việc sao chép hành động ăn của cả nhà.

Hạn chế tai nạn ăn dặm ở trẻ: tai nạn trong ăn uống ở trẻ nhỏ đặc biệt nguy hiểm. Phần lớn đều xuất phát từ bản tính hiếu động của trẻ, việc để trẻ tự do vui đùa bay nhảy trong khi ăn sẽ khiến trẻ dễ bị hóc khi ăn dặm. Vì vậy việc tập cho trẻ ngồi ghế ăn không những giúp điều chỉnh tư thế ngồi đúng cho trẻ mà còn giúp mẹ quan sát được toàn bộ hành động của trẻ trong quá trình ăn dặm.

Giúp trẻ rèn tính kỷ luật, tự giác khi ăn: Việc cố định trẻ trên ghế sẽ giúp trẻ học được cách ngồi ăn nghiêm túc, “giờ nào việc nấy”, các mẹ không phải chạy theo con (đặc biệt đối với trẻ hiếu động, không thích ngồi một chỗ)

Không lo vết bẩn: Tập cho trẻ ăn dặm đồng nghĩa với việc mẹ sẽ phải chấp nhận việc bé sẽ chơi với đồ ăn nên việc làm rơi đồ ăn, làm bẩn lên ghế là chuyện hoàn toàn bình thường. Nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng, một trong những ưu điểm của ghế ăn dặm phải kể đến đó là thiết kế chuyên biệt dành cho trẻ trong quá trình ăn dặm. Do đó các chất liệu của ghế ăn dặm đều là chất liệu có thể tiệt trùng được (trừ chất liệu ghế ăn dặm làm bằng gỗ) và bề mặt ghế dễ vệ sinh do đó không lo bị bám bẩn.

Khả năng điều chỉnh theo giai đoạn phát triển của trẻ: mẹ đang băn khoăn liệu sau khi hết giai đoạn ăn dặm thì có thể tận dụng làm ghế ngồi cho bé ở giai đoạn lớn hơn không. Cái này thì mẹ hoàn toàn yên tâm vì sẽ các dòng ghế cho bé ăn dặm trên thị trường hiện nay đều có khả năng điều chỉnh độ cao theo từng giai đoạn phát triển của bé. Ngoài ra trọng tải tối đa của một ghế ăn cũng khá cao khoảng 14-15kg tương đương với bé 4 tuổi.

Có quá nhiều lợi ích từ ghế ăn dặm phải không nào, rõ ràng nếu mẹ đang theo đuổi trường phái nuôi con hiện đại thì không thể bỏ qua vật dụng này. Nhưng khi nào thì bé ngồi ghế ăn dặm được.

Khi nào cho bé ngồi ghế ăn dặm

Bé chưa biết ngồi có ngồi ghế ăn dặm được không

Thời điểm tốt nhất tập cho bé ngồi ghế ăn dặm là khi bé bắt đầu chuyển sang ăn kết hợp thức ăn thô và bú sữa, thường rơi vào khoảng thời gian trẻ được 6 tháng tuổi.

Mỗi trẻ có một mốc giai đoạn phát triển khác nhau, vì vậy 6 tháng tuổi mà bé chưa ngồi vững thì mẹ cũng đừng lo lắng. Nên tập cho bé ngồi sớm không cần bé phải ngồi vững miễn là bé giữ vững cổ là được.

Trường hợp không yên tâm mẹ có thể mua loại ghế ăn dặm có thể điều chỉnh chế độ ngã giúp bé ngồi trong tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Ghế ăn dặm có phù hợp cho bé dưới 6 tháng không?

Theo nghiên cứu của tổ chức WHO, việc ăn dặm chỉ nên thực hiện ở giai đoạn bé được 6 tháng tuổi. Thường giai đoạn dưới 6 tháng, việc giữ vững cổ hoàn toàn là điều khó đối với đại đa số trẻ nhưng nếu mẹ muốn tập ngồi ăn dặm cho bé ở giai đoạn này hay muốn để bé khám phá thế giới ở một góc nhìn khác mẹ có thể mua loại ghế ăn dặm có chế độ ngã ra sau hoặc đơn giản có thể tận dụng xe đẩy để làm điều đó.

Ghế ăn dặm có an toàn với trẻ không

Với bản tính hiếu động thì rõ ràng chẳng có ghế nào an toàn tuyệt đối với trẻ cả. Rủi ro đối với trẻ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, để ngăn ngừa rủi ro mẹ cần lưu ý những điểm sau khi cho bé ngồi ghế ăn dặm:

  • Trước khi đặt bé ngồi vào ghế mẹ phải kiểm tra chân ghế bằng cách dùng lực để tác động vào thân ghế nhằm thử độ vững chắc của ghế.
  • Khi đặt bé ngồi vào ghế, mẹ phải kiểm tra tất cả dây đai an toàn đã được cài hết chưa.
  • Không nên đặt ghế ở vị trí sát với bàn ăn của gia đình, với bản tính hiếu động bé có thể rướn người và va vào cạnh bàn.
  • Không nên để bé ngồi một mình, hoặc để anh chị em của bé leo lên ghé hoặc chơi đùa với bé vì làm như vậy sẽ khiến ghế có nguy cơ bị lật cao.
  • Khi ăn uống, cho bé ngồi vị trí an toàn tránh gần nồi, bát canh nóng.

Cách chọn ghế ăn dặm cho bé

Xem thêm: Top 25+ mẫu bàn ăn thông minh cao cấp đẹp gấp gọn – Luxfuni

Khi bé đã cứng cổ và trở nên thích thú với các món ăn thì việc sở hữu ghế ăn dặm là điều hoàn toàn cần thiết. Sau đây là những câu hỏi mẹ cần lưu ý khi chọn ghế ăn dặm cho bé.

Ghế ăn dặm có dễ sử dụng không?

Một trong những điểm quan trọng khi mua đó là thiết kế của ghế ăn dặm phải dễ dàng cho bé ngồi vào cũng như đi ra. Tránh trường hợp bé bị kẹt vì như vậy sẽ khiến bé có ác cảm với ghế ăn dặm.

  • Khay ăn dặm của ghế có dễ dàng lắp khi mẹ chỉ cần dùng 1 tay không. Vì đôi khi mẹ sẽ vừa bế bé vừa lắp đặt khay.
  • Dây an toàn là một trong những thành phần quan trọng nhất của ghế ăn dặm. Các tai nạn xảy ra khi ngồi ghế ăn dặm đều xuất phát từ việc ba mẹ quên cài dây an toàn. Do đó trước khi mua mẹ nên kiểm tra xem ghế có dễ thắt và mở không, ghế có bao nhiêu điểm thắt. Thường thì từ 3 điểm thắt là an toàn rồi

Ghế ăn dặm có chứng nhận JPMA không? (có thể có hoặc không cũng được)

Chứng nhận JPMA (Juvenile Products Manufacturers Association) là chứng nhận của hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm an toàn cho trẻ nhỏ. Đây là một tổ chức đánh giá độc lập về mức độ an toàn đối với các mặt hàng dành cho trẻ em. Thường thì các nhà sản xuất lớn có quyền lựa chọn đánh giá hoặc không đánh giá với tổ chức này. Nhưng nếu ghế ăn dặm có chứng nhận JPMA thì sẽ được xem là ghế an toàn nhất cho trẻ.

Ghế ăn dặm có thoải mái không ?

Nếu mẹ muốn bé hợp tác khi ngồi ghế thì yếu tố thoải mái cũng lạ vấn đề mẹ cần lưu ý khi mua. Trước khi mua mẹ nên xem xét các yếu tố sau:

  • Cân nặng, chiều cao của trẻ có phù hợp với ghế ăn dặm mẹ dự định mua. Hoặc bé có quá lớn với không gian của ghế không ?
  • Ghế có thiết kế đồ để chân giúp bé không bị mỏi không?, đồ để chân có điều chỉnh được không?
  • Miếng đệm đỡ lưng và mông bé có êm không.

Ghế ăn dặm có dễ vệ sinh không ?

Với bản tính hiếu động của trẻ nhỏ thì dễ gì mà bữa ăn của bé không trờ thành bãi chiến trường siêu to khổng lồ. Ghế ăn dặm cũng vậy chắc chắn sẽ được sơn thêm một lớp đồ ăn sau mỗi bữa ăn, do đó để đánh giá ghế ăn dặm có dễ vệ sinh không mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Chất liệu của ghế có dễ dàng lau chùi, thường phổ biến và dễ lau chùi nhất sẽ là nhựa vinyl (hầu hết các ghế ăn dặm trên thị trường hiện nay đều dùng loại nhựa này).

Miếng đệm lót có thể tháo rời để vệ sinh không.

Khi ngồi ghế ăn chắc chắn đồ ăn sẽ rơi vãi do đó mẹ nên lựa chọn các ghế có thiết kế kín không có nhiều kẻ hở, tránh trường hợp đồ ăn rơi vào kẽ hở sẽ gây khó khăn trong vấn đề vệ sinh.

Khay ăn của ghế có thể tiệt trùng được không.

Ghế ăn dặm có tiện lợi, có tiết kiệm diện tích không ?

Đôi khi mẹ cần ghế dễ di chuyển thì có thể cân nhắc loại ghế ăn dặm có bánh xe, nếu sử dụng loại này mẹ nên kiểm tra liệu bánh xe có khóa an toàn không.

Nếu mẹ hay đi du lịch hoặc thường xuyên đi xa, mẹ cũng có thể xem xét đến việc sử dụng loại ghế ăn dặm có thể gấp gọn để tiết kiệm diện tích cũng như tiện lợi khi đi xa.

Ghế ăn có hợp với sở thích của bé không?

Đây là một trong những yếu tố cũng không kém phần quan trọng khi quyết định mua ghé vì nó sẽ góp phần quyết định việc bé có thích ngồi ghế ăn hay không. Do đó mẹ có thể để bé đi theo khi lựa ghế hoặc lựa chọn chiếc ghế với màu sắc, họa tiết mà bé yêu thích.

>> Xem thêm bài viết chất liệu ghế ăn dặm mẹ cần biết tại đây

Mua ghế là một chuyện nhưng việc bé có hợp tác hay không là một câu chuyện khác. Với bản tính hiếu động rất khó để bé cam chịu ngồi yên một chỗ. Vậy như thế nào để tập cho bé ngồi ghế ăn dặm, phần sau đây sẽ bật mí cho mẹ một vài mẹo vặt để xử lý vấn đề trên.

Cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm

Tập phản xạ ăn cho bé khi ngồi ghế

Để tập phản xạ ăn cho bé, mẹ cần ghi nhớ nằm lòng nguyên tắc không khoan nhượng “đã cho bé ra ngoài thì không ăn”. Dù hơi nghiêm khắc nhưng về lâu dài sẽ tạo phản xạ tốt cho bé. Mẹ cứ tưởng tượng nếu để bé ăn rong thì mặc định những lần sau mẹ phải cho bé ra ngoài thì bé mới chịu ăn. Còn nếu áp dụng nguyên tắc trên bé sẽ biết khi nào ngồi ghế thì mới được ăn.

Tuân theo nhu cầu ăn của bé

Đừng bắt bé ngồi ghế ăn dặm nếu bé chưa có cảm giác đói. Nhu cầu ăn của bé chỉ có mẹ là hiểu nhất. Mẹ cũng nên lưu ý đến việc bé có đang trong giai đoạn biếng ăn (hay trong giai đoạn wonder weeks) không. Hãy để bữa ăn trở thành niềm vui của bé và cả gia đình, đừng tạo áp lực cho bé.

Giới hạn thời gian ăn dặm trên ghế từ 15-20 phút mỗi bữa

Thời gian tối đa để tập cho bé ngồi ghế ăn dặm tốt nhất nên chỉ từ 15-20 phút vì quá khoảng thời gian trên bé sẽ không hợp tác. Bé sẽ có các phản ứng chống đối như ném đồ ăn, khóc lóc, la hét. Vì vậy tốt nhất mẹ nên ngưng khi bé đã ngồi ghế được khoảng 15-20 phút.

Ngồi ăn với bé

Xem thêm: 50+ mẫu bàn ăn đẹp hiện đại cao cấp nhập khẩu [2022] – Luxfuni

Ngồi ăn với bé sẽ khiến bữa ăn trở nên thú vị, bé có xu hướng bắt chước hành động của mẹ, thích thú và chấp nhận việc ngồi ghế.

Không sử dụng Tivi, các thiết bị thông minh

Việc cho trẻ vừa xem tivi, điện thoại khi ăn sẽ khiến trẻ dễ bị phân tâm, điều này hoàn toàn không tốt vì sẽ tập cho trẻ nếp có tivi hay điện thoại thì mới ăn.Kiên trì, nhẫn nại với bé

Ngồi ghế ăn dặm là một bài học phát triển kỹ năng cho bé, do đó không thể ngày một ngày hai mà bé có thể lĩnh hội được. Mẹ phải thật kiên trì với bé, hãy tạo cho bé sự yêu thích với ghế ăn dặm, đừng quát tháo hay la mắng bé vì sẽ khiến bé xem việc ngồi ghế là một cực hình.

Đánh lạc hướng bé bằng cách cho bé cầm nắm dụng cụ ăn dặm, đồ ăn dặm

Ban đầu ngồi ghế có thể bé sẽ hợp tác nhưng với bản tính hiếu động, thích khám phá thì việc giữ bé ngồi trong suốt thời gian ăn dặm là một vấn đề khá là khó khăn. Trong trường hợp này mẹ nên bỏ trong bát của bé một ít đồ ăn dặm mà bé thích để bé bốc hoặc cho bé cầm nắm đồ dùng ăn dặm như thìa, bát (tuyệt đối không cho bé cầm đồ chơi nhé).Xem xét lại các yếu tố khác nếu bé không hợp tác

Nếu thử mọi cách mà bé vẫn chưa chịu ngồi mẹ nên kiểm tra lại xem bé khó chịu với điều gì khi ngồi ghế. Mẹ nên kiểm tra liệu ghế ngồi có thoải mái không? Dây nịt an toàn của ghế ăn dặm có chật quá không? Chân của bé có thật sự thoải mái khi ngồi ghế? Khay ăn của bé có bố trí quá cao khiến bé dễ bị mỏi…..

Nếu các bước trên không ăn thua thì mẹ có thể tham khảo bài viết xử trí như thế nào khi bé khóc và không chịu ngồi ghế ăn dặm tại đây.

Cách vệ sinh ghế ăn dặm cho bé

Ghế ăn dặm giúp bé trở nên hứng thú với bữa ăn tuy nhiên việc vệ sinh ghế ăn dặm là một trong những vấn đề lớn cần lưu ý sau khi sử dụng bởi vì đây sẽ là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập qua đường ăn uống.

Với bản tính hiếu động và nghịch ngợm, chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc rơi vãi đồ ăn, thậm chí tệ hơn là bé đánh rơi đổ ăn lỏng trên ghế. Do đó mẹ có thể tham khảo các bước vệ sinh ghế ăn dặm cho bé sau đây.

Loại bỏ đồ ăn rơi vãi trên ghế ngay sau khi ăn

Việc để đồ ăn rơi vãi trên ghế mà không xử lý ngay sẽ khiến các vết bẩn để lâu ngày càng bám chặt càng khó vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Để loại bỏ đồ ăn trên ghế mẹ có thể sử dụng khăn ăn hoặc khăn rửa bát để thu gom đồ ăn rơi vãi hoặc phủi chúng xuống sàn nhà sau đó dùng chổi hoặc máy hút bụi để xử lý.

Lau ghế bằng khăn ẩm sau khi ăn

Sau khi loại bỏ đồ ăn thừa trên ghế, mẹ cần sử dụng khăn ẩm để lau sạch các vết đồ ăn bám trên ghế. Nếu cần mẹ có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa để lau tuy nhiên mẹ nên sử dụng các loại tẩy rửa có thành phần hữu cơ điển hình là thương hiệu k-mom, mother- k. Phải đảm bảo các thành phần sau phải được vệ sinh sạch sau khi ăn:

  • Chỗ ngồi
  • Đệm ghế ăn dặm (mặt trước và mặt sau)
  • Các kẽ hở của ghế
  • Phần trên và dưới của khay ăn dặm
  • Mặt trước và sau của ghế

Vệ sinh khay ăn dặm

Đối với loại ghế có khay ăn dặm đi kèm, mẹ nên vệ sinh kỹ vì đây là con đường ngắn nhất để vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé. Khi vệ sinh khay, mẹ không nên rửa nước thông thường đặc biệt nếu mẹ tận dụng khay ăn dặm làm nơi để đồ ăn cho trẻ thay vì sử dụng bát đĩa thông thường thì càng phải lưu ý hơn nữa.

Mẹ có thể sử dụng nước sôi để tráng sau khi rửa nước thường hoặc dùng các dung dịch vệ sinh an toàn với trẻ như các dung dịch tẩy rửa organic như nước rửa k-mom.

Vệ sinh thân ghế ăn dặm

Thân ghế không cần vệ sinh hằng ngày mà có thể làm khi mẹ có thời gian. Tuy nhiên không phải chất liệu ghế ăn dặm nào cũng đều có cách vệ sinh như nhau, vì vậy mẹ cần lưu ý những điểm sau:

a.Tránh xịt nước trực tiếp nếu vệ sinh cho ghế ăn dặm gỗ hoặc ghế ăn dặm có các thành phần cấu tạo từ kim loại. Thay vào đó dùng khăn hơi ẩm để lau.

b. Có thể dùng vòi nước để xịt đối với ghế ăn dặm nhựa để loại bỏ các thực phẩm rơi vãi.

Xem thêm: Tổng hợp 7 mẫu bàn ghế phòng ăn Hòa Phát đẹp và sang trọng

c. Tránh sử dụng các chất tẩy trắng đối với ghế gỗ

Vệ sinh đệm ghế ăn dặm

Đệm ghế là nơi trẻ tiếp xúc thường xuyên và cũng là nơi đồ ăn rơi vãi nhiều nhất vì vậy mẹ phải lưu ý vệ sinh hằng ngày. Nếu đệm ghế có chất liệu từ bông thì nên tránh vệ sinh bằng nước hay chất tẩy trắng.

Loại bỏ các mảnh đồ ăn còn sót lại trong các khe hở của ghế

Cỏng việc này mẹ không cần làm thường xuyên mà hàng tháng làm một lần, những điểm thường xuyên có đồ ăn rơi vào đó là : nút cài an toàn, các đường nối các bộ phận của ghế.Để có thể loại bỏ đồ ăn ở những điểm trên mẹ có thể sử dụng các công cụ như: tăm xỉa răng, bàn chải đánh răng….

Cách loại bỏ các vết đồ ăn cứng đầu

Đối với những vết bẩn cứng đầu mẹ có thể tham khảo thêm một số mẹo vặt sau:

Xịt lên vết bẩn bằng dung dịch giấm và nước tỉ lệ 50:50, ngồi đợi 5-10 phút để vết bẩn mềm ra sau đó dùng khăn ẩm lau lại chỗ vết bẩn.

Nếu nhà có bồn tắm mẹ có thể ngâm ghế trong bồn tắm với dung dịch xà bông rửa chén để làm mềm vêt bấn cứng đầu (lưu ý chỉ áp dụng ghế ăn dặm chất liệu nhựa thôi mẹ nhé).Nên vệ sinh ghế ăn dặm bao lâu một lần?

Vệ sinh hàng ngày sau khi ăn là chuẩn nhất tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có đủ thời gian để vệ sinh từng chi tiết ghế. Do đó nếu không có thời gian mẹ có thể tham khảo tần suất vệ sinh ghế ăn dặm ở bài viết sau đây.

Mua ghế ăn dặm cho bé ở đâu?

Như đã đề cập ở phần trên, có rất nhiều cửa hàng Online và Offline kinh doanh loại ghế này. Bởi vậy sẽ không khó để tìm thấy các cửa hàng này. Nếu mẹ đang băn khoăn về chỗ mua uy tín, đừng lo bài viết này mình cũng đã tập hợp và phân loại tất cả các dòng ghế ăn dặm tốt nhất, an toàn nhất trên thị trường tại đây.

Hoặc nếu mẹ có ý định mua ghế ăn dặm thanh lý giá rẻ thì nên tham khảo link trên.

Những câu hỏi thường gặp khi mua ghế ăn dặm cho bé

Ghế ăn dặm giá bao nhiêu là có thể sử dụng được?

Thường thì tầm khoảng 300k là mẹ đã có thể mua được ghế ăn dặm. Tuy nhiên mẹ nên cân nhắc yếu tố an toàn khi lựa chọn ghế ăn dặm. Ngoài ra giá thành phụ thuộc nhiều vào công năng của ghế, giá thành càng thấp nếu ghế càng đơn giản. Do đó mẹ nên cân nhắc lựa chọn ghế theo công năng chuyển đổi mục đích sử dụng của ghế. Không nên lựa chọn ghế có quá nhiều chức năng mà thời điểm hiện tại hay tương lai mình không cần dùng đến.

Nên dùng ghế ăn dặm có bàn ăn dặm hay loại không bàn ăn dặm cho bé

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại ghế ăn dặm. Ngoài phân loại theo chất liệu, có thể phân loại ghế ăn dặm dựa trên thiết kế kèm bàn như sau.

Loại ghế kèm bàn ăn dặm

Đây là loại phổ biến, việc sử dụng ghế ăn dặm dạng này thích hợp cho việc bày bừa đồ ăn lên khay để trẻ tự bốc. Thường thì loại khay ăn dặm thiết kế rời sẽ thích hợp hơn vì có thể tận dụng làm ghế ngồi cho trẻ sau này.

Loại ghế không bàn ăn dặm

Thường loại này không được xếp và loại ghế ăn dặm mà nó chỉ là ghế ngồi đơn giản cho trẻ em. Loại này ít phổ biến trong giới tập trẻ ăn dặm, sử dụng loại ghế này mẹ phải sắm thêm khay ăn dặm cũng như kiếm bàn ăn phù hợp với chiều cao của ghế. Loại này chỉ phù hợp với bé đã lớn thường thì 24 tháng trở lên.

Có nên mua ghế ngồi ăn dặm giá rẻ

Giá rẻ cũng không sao cả nhưng cái quan trọng chất liệu, thiết kế của ghế có an toàn với trẻ.

Cách làm ghế ăn dặm DIY

Nếu mẹ là người khéo tay hay có ông chồng đảm đang giỏi thiết kế, có lẽ mẹ đừng nên bỏ qua cách làm ghế ăn dặm từ ống nhựa PVC sau đây.

Hy vọng qua bài viết trên mẹ đã có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn ghế ăn dặm một cách tối ưu nhất.

0 ( 0 bình chọn )

BESOFA – Chuyên thiết kế và thi công Sofa tại xưởng hàng đầu miền Bắc

https://besofa.vn/
BESOFA - Chuyên thiết kế và thi công Sofa tại xưởng hàng đầu miền Bắc